Tổng quan
Giới thiệu chung
Chức năng nhiệm vụ
Cơ sở hạ tầng
Tin tức & sự kiện
Tin quốc tế
Tin trong nước
Tin trong Tỉnh
Tin nội bộ
Điểm báo
Tổ chức bộ máy
Ban giám đốc
Các đơn vị thành viên
Các phòng chức năng
Thông tin QLKTCTTL
Định hướng phát triển
Các đơn vị phục vụ
Quản lý an toàn đập
Quản lý nước
Phòng chống bão, lũ
Hệ thống công trình Thủy lợi
Thông tin công bố
Văn bản - tài liệu
VB QPPL Chính Phủ
VB QPPL Bộ Ngành TW
VB QPPL UBND Tỉnh
VB Sở, Ban, Ngành
VB Huyện Thị - TP
Văn bản Công ty

Nhiệm vụ của Phòng Quản lý nước và Công trình


Giúp Giám đốc Công ty về quản lý nước và quản lý bảo vệ công trình.

Nhiệm vụ của Phòng gồm:

             A. Về quản lý nước:

           - Lập kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch dùng điện từng vụ, cả năm, thông qua phòng Kế hoạch - Tài vụ, giúp Giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý (Xí nghiệp thành viên, Trạm, Cụm thủy nông) thực hiện kế hoạch được duyệt;

         - Lập quy trình vận hành hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Điều hành hệ thống công trình tưới tiêu theo quy trình được duyệt;

        - Điều hành hệ thống tưới tiêu, điều hòa phân phối nước bằng điện thoại hoặc bằng máy vi tính đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời vụ, phòng chống bão, lụt và đảm bảo an toàn công trình, hạn chế úng hạn và thiệt hại do thiên tai gây ra tới mức thấp nhất;

       - Hàng năm và từng vụ phải sơ tổng kết kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất và tưới tiêu khoa học, các biện pháp tưới tiêu có hiệu quả kinh tế như lấy nước phù sa, tưới nước tự chảy, tháo nước theo kế hoạch;

       - Hướng dẫn và tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn, chất lượng nước trong hệ thống. Bố trí hợp lý mạng lưới thông tin trong hệ thống, thu nhập, bảo quản và lưu trữ tốt các tài liệu về quản lý nước;

      - Nghiên cứu cải tiến phương pháp quan trắc khí tượng thủy văn, đo đạc lượng nước, chất lượng nước, điều kiện hệ thống công trìn h hiện đại, tiến tới tự động hóa việc điều khiển hệ thống công trình.

       B. Về quản lý và bảo vệ công trình:

       - Căn cứ quy phạm quản lý, vận hành công trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành, xây dựng các quy trình kỹ thuật vận hành công trình trong hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và vận hành theo quy trình được duyệt;

      - Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kỳ trước và sau lũ, theo dõi diễn biến công trình để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc đưa vào kế hoạch sử chữa thường xuyên và sửa chữa lớn;

     - Cùng các phòng tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão, lụt chống thiên tai;

     - Trực tiếp chỉ đạo xử lý sự cố công trình, máy móc thiết bị;

     - Nghiên cứu cải tiến các biện pháp quản lý, vận hành chống xuống cấp công trình, từng bước điện khí hóa, tự động hóa vận hành công trình, máy móc thiết bị;

     - Giám sát thi công sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi ( khi cần);

     - Giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác bảo vệ công trình. Nhiệm vụ về công tác bảo vệ công trình gồm:

     + Tổ chức mạng lưới bảo vệ công trình đầu mối đến các công trình quan trọng trong hệ thống;

     + Phát hiện các hiện tượng vi phạm quy định bảo vệ công trình, tổ chức thanh tra các hiện tượng vi phạm, báo cáo với cấp trên và ngành thanh tra xử lý kịp thời;

     + Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho các bộ phận bảo vệ công trình, cơ quan, Công ty, Xí nghiệp cho các lao động kiêm nhiệm công tác trực bảo vệ công trình;

     + Quan hệ chặt chẽ với ngành an ninh, tổ chức an ninh địa phương để tiếp nhận sự chỉ đạo về nghiệp vụ, tổ chức mạng lưới an ninh nhân dân bảo vệ công trình thủy lợi tại các công trình quan trọng có lực lượng công an bảo vệ, phải phối hợp tổ chức tuần tra canh gác chặt chẽ theo sự phân công trách nhiệm bảo vệ từng công trình của giám đốc Công ty.

     C. Về công tác cơ điện:

     - Xây dựng quy trình vận hành cơ, điện của các trạm bơm thuộc hệ thống Công ty quản lý;

     - Hướng dẫn các đơn vị quản lý vận hành, sửa chữa cơ điện;

     - Lập kế hoạch sửa chữa cơ điện từng vụ, cả năm;

     - Trực tiếp xử lý hoặc hướng dẫn, tổ chức xử lý các sự cố cơ điện;

     - Nghiện cứu cải tiến các biện pháp quản lý, quy trình vận hành cơ điện.

      D. Một số nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành

Tin liên quan