Tổng quan
Giới thiệu chung
Chức năng nhiệm vụ
Cơ sở hạ tầng
Tin tức & sự kiện
Tin quốc tế
Tin trong nước
Tin trong Tỉnh
Tin nội bộ
Điểm báo
Tổ chức bộ máy
Ban giám đốc
Các đơn vị thành viên
Các phòng chức năng
Thông tin QLKTCTTL
Định hướng phát triển
Các đơn vị phục vụ
Quản lý an toàn đập
Quản lý nước
Phòng chống bão, lũ
Hệ thống công trình Thủy lợi
Thông tin công bố
Văn bản - tài liệu
VB QPPL Chính Phủ
VB QPPL Bộ Ngành TW
VB QPPL UBND Tỉnh
VB Sở, Ban, Ngành
VB Huyện Thị - TP
Văn bản Công ty

Chuyển giao quản lý tưới trên thế giới


1. Thái Lan:

     Từ năm 1984 đến năm1989 Thái Lan thực hiện dự án “Can thiệp của Nhà nước vào các hệ thống tướitiêu do nông dân quản lý” nhằm mục đích hướng sự hỗ trợ của chính phủ  vào các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ donhững người nông dân đang vận hành quản lý. Đây là một dự án liên doanh và vốndo tổ chức Ford Foundation tài trợ nên mọi việc chỉ đạo và thực hiện đều do haicơ quan là tổ chức tài trợ và Cục thủy lợi Hoàng gia chịu trách nhiệm. Giaiđoạn này người nông dân được khuyến khích thành lập các tổ chức tưới tiêu côngcộngđược viết tắt là CIO – Irrigationcommunity Organization như các nhóm dùng nước và các hội dùng nước . Trongkhuôn khổ của dự án, các tổ chức cộng đồng đã chứng tỏ có khả năng hoạt động vàcó tính khả thi về tài chính nhưng khi chính phủ muốn thể chế hóa các ICO thìlại không thành công.

     Một lần nữa vào năm 2000,PIM lại được áp dụng dưới điều kiện để ADB cho Thái Lan vay vốn nhằm cải cáchnông nghiệp. Khác với lần trước, lần này dự án được thực hiện bởi các tổ chứctrực tiếp liên quan , đó là chính phủ Hoàng Gia Thái Lan RTG, Bộ Nông nghiệpvà Hợp tác xã Thái Lan MOAC và cục thủy lợi Hoàng Gia RID.

     Thực hiện dự án này,chính phủ đã quy định:

     - RID là cơ quan cónhiệm vụ thực hiện PIM ở Thái Lan.

     - RID có trách nhiệmđối với các công trình tưới tiêu quy mô vừa và lớn Quy mô vừa và lớn là nhữnghệ thống tưới tiêu được xây dựng với thời gian trên 12 tháng.

     - RID là đơn vị chủquản của dự án vay vốn ADB cho việc đổi mới và hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu.

     - Chính phủ quy địnhcác bên liên quan đến PIM là : Đối tượng sử dụng nước nông nghiệp , nước côngnghiệp, nước sinh hoạt, các bên làm ô nhiễm nguồn nước , các cá nhân và các tổchức kể cả chính phủ và phi chính phủ.

     Kết quả sau 3 năm thửnghiệm trên một số khu vực diện tích thử nghiệm bằng 5% tổng diện tích tướitiêu toàn quốc kết quả đạt được là :

     - Phản ứng của nôngdân

     + Người nông dân tựgiác tham gia vào công tác O&M mà không cần chờ đợi từ phía RID theo quyđịnh trước đây, nếu chi phí sửa chữa nhỏ hơn 5000 bạt thì nông dân phải tự chitrả do đó mà họ luôn bỏ mặc công trình hư hỏng đến mức độ nhà nước phải canthiệp và chi trả cho việc tu bổ sửa chữa.

     + Nông dân trồng nhiềunông sản mùa khô hơn.

     - Tính khả thi về tàichính

     Theo đánh giá sơ bộcho thấy chi phí điều hành PIM nhỏ hơn nhiều so với lợi ích mà PIM mang lại, cụthể :

     + Giảm số nhân viênvận hành và duy tu bảo dưỡng của RID

     + Giảm chi phí chocông tác O&M của RID

     + Những lợi ích xã hộinhư khả năng giao dịch và đàm phán của các ICO với RID và với thị trường tănglên rõ rệt.

2. Indonexia:

Báo cáo nghiên cứu điểnhình của Indonexia tại hội thảo quốc tế lần thứ 6 – 4/2006

     Tổng diện tích tưới ởIndonexia là 8,2 triệu ha. Các công trình thủy lợi công cộng tưới tiêu cho gần5,3 triệu ha, trong đó có 3,4 triệu ha tưới tiêu kỹ thuật, trên 1,1 triệu habán kỹ thuật và 770.069 ha được tưới bằng hệ thống thủy lợi giản đơn.

     Từ năm 1987 chính phủđã công bố một chính sách mà theo đó các công trình phục vụ tưới có quy mô từ500 ha trở xuống lần lượt được chuyển giao cho các tổ chức của người dùng nước. Trình tự chuyển giao đã được Bộ Công trình công cộng xây dựng và hướng dẫn.Một khung chung cho việc chuyển giao có thể tóm tắt như sau :

    + Kiểm kê đánh giá cơ sở vật chấtcủa các công trình sẽ bàn giao

    + Đào tạo cán bộ làm công tácchuyển giao

    + Hướng dẫn nông dân cùng thamgiao vào quy hoạch thiết kế, cùng đóng góp để khôi phục công trình nông dânđóng góp vật liệu địa phương và công lao động

    + Thành lập hội dùng nước

    + Chuyển giao công trình cho hộidùng nước

    + Chính phủ hướng dẫn và tạo điềukiện giúp đỡ sau khi  chuyển giao như đàotạo, huấn luyện, cho vay vốn…

     Kết quả

     Các hệ thống thủy lợiở Indonexia rất đa dạng cho nên tiến độ thành lập các hội dùng nước giữa cáctỉnh hoặc ngay trong trong một tỉnh cũng khác nhau. Về cơ bản có 3 loại trạngthái :

    + Hội đã được thành lập và hoạtđộng với đầy đủ tư cách pháp nhân hoặc tư cách pháp nhân đang trong quá trìnhxem xét.

    + Nhóm vẫn đang phát triển lànhóm mà trong đó hội dùng nước vẫn hoạt động tốt nhưng đang trong quá trình hoàn thiện về mặtkỹ thuật và thủ tục pháp lý.

    + Nhóm phát triển “kém” là nhómđã được thành lập thậm chí có thể có tư cách pháp nhân nhưng chưa có khả năngvận hành tổ chức.

     Đếncuối tháng 12 năm 2000 , tình hình chung của hội dùng nước như sau :

    + Khoảng 5.217 hội dùng nước đãđược thành lập và phát triển với tổng diện tích tưới tiêu là 561.365 ha, trongđó 1.044 hội dùng nước đã có tư cách pháp nhân; 4.124 đang trong quá trình xemxét để công nhận.

    + Nhóm thứ 2 “Vẫn đang  phát triển gồm 17.266 hội dùng nước phụ tráchtổng diện tích tưới tiêu là 1.772.181 ha.

    + Nhóm thứ 3 “Phát triển kém” gồm11.621 hội dùng nước trong đó có 233 hội đã có tư cách pháp nhân đầy đủ còn9.235 hội đang trong quá trình xem xét. Tổng diện tích tưới tiêu do nhóm thứ 3này phụ trách là 1.071.989 ha.

     Theo kế hoạch của Nhànước , nếu tính trung bình một hội dùng nước có quy mô khoảng 66 ha mà tổngdiện tích tưới tiêu là 9,2 triệu ha thì số hộ dùng nước đã được thành lập ở cả3 nhóm trên mới đạt 24% so với yêu cầu. Tuy nhiên kế hoạch chuyển giao củaIndonexia sẽ hoàn thành vào cuối năm 2005.

3. Mỹ:

Hội nghị quốc tế về PIMtháng 10 năm 2001

     Lấy dự án lưu vựcColombia CBP – Colombia Basin Project Thuộc bang Washington làm ví dụ. Dự ántưới Colombia là dự án xây dựng hồ chứa đa mục tiêu với quy mô lớn. Dự án khởicông năm 1933 và hoàn thành vào năm 1951. Tổng diện tích tưới khoảng 230.000ha.

     Vụ Cải tạo đất là cơquan quản lý tưới quốc gia trực tiếp quản lý vận hành khai thác hệ thống.

     Vào những năm 1960,nhà nước yêu cầu thúc đẩy nhanh việc đàm phán về công tác chuyển giao quản lýtrên toàn hệ thống . Sự đàm phán bắt đầu từ năm 1966 và việc thỏa thuận về côngtác chuyển giao được ký kết vào năm 1968.

     Theo ký kết này toànbộ diện tích dùng nước thuộc lưu vực được chuyển giao cho 3 địa hạt. Mỗi địahạt có từ 2.000 đến 2.500 hộ nông dân sẽ thành lập một “Hội quản lý tưới địahạt”. Mỗi hội được quản lý và điều hành bởi một ban đại diện có từ 5-7 thànhviên. Ban đại diện này được bầu lên từ các hộ dùng nước .

      Hội quản lý tưới của 3 địa hạt được chuyểngiao những quyền sau :

    + Đo đạc lượng nước tưới

    + Quy hoạch và thực hiện tất cảcác công việc về bảo dưỡng vận hành hệ thống tưới.

    + Được quyền áp dụng những quyđịnh thưởng phạt và từ chối cấp nước đến những thành viên không nộp đủ thủy lợiphí.

     Hội quản lý tưới địahạt được mua các thiết bị tưới của hệ thống nằm trong địa hạt và trả dần trongthời gian 10 năm, ngoài ra Hội còn có quyền thu những lợi ích khác ngoài thủylợi phí.

     Kết quả

     Dự án chuyển giao quảnlý lưu vực Colombia được đánh giá là khá thành công từ nhiều góc độ và với quymô lớn. Sau khi đổi mới mô hình tổ chức quản lý, hiệu quả hoạt động của dự ánđã được cải thiện đáng kể: Người dùng nước đã tự thay đổi nâng cấp công nghệ vàcơ cấu cây trồng để tiết kiệm nước ; chất lượng dịch vụ được cải thiện đảm bảotính công bằng trong về phân phối nước giữa các địa hạt và giữa các hộ dùngnước . Chi phí vận hành của hội quản lý tưới thuộc các địa hạt được tính trungbình trên 1 ha chỉ bằng 78% so với thời kỳ chưa chuyển giao và khoản thu nhậptăng thêm nhờ giảm giá nước tính đạt 15% thu nhập nông nghiệp . Đặc biệt nhânsự của Vụ cải tạo đất giảm đáng kể. Hiện tại Vụ Cải tạo đất giữ vai trò quản lýmôi trường ; Lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ; bánbuôn nước cho các địa hạt.

4. Trung Quốc:

Hội thảo quốc tế lần thứ6 về PIM – Bắc Kinh – Trung Quốc, 4/2002

Phát triển nông nghiệp toàn diện là một trong những biện phápchiến lược cơ bản của chính phủ Trung Quốc để hỗ trợ và bảo vệ quá trình pháttriển nông nghiệp . Hệ thống thủy lợi là một cấu phần quan trọng, là biện phápchính trong phát triển nông nghiệp toàn diện.

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, hệthống quản lý thủy lợi tự thấy cần phải cải cách để phù hợp và phát triển .

Trong giai đoạn 1996-2000, nhiều nghiên cứu và thử nghiệm về cảicách thể  chế và cải cách quản lý các hệthống thủy nông mặt ruộng trong các khu vực khác nhau trên cả nước đã được thựchiện. Các nghiên cứu bao gồm : a thành lập các tổ chức dịch vụ tưới WSC-WaterService Company; b Tăng phí nước và làm cho giá nước dần dần gần với các chiphí của việc cung cấp nước, thu tiền nước theo khối lượng sử dụng ; c Chuyểntrách nhiệm điều hành sang các hình thức ký kết hợp đồng, cho thuê, cùng thamgia, đấu thầu, thu hút nông dân tham gia quản lý thông qua việc thành lập cáctổ chức cộng đồng với quy mô phù hợp như : Mô hình khu thủy lợi tự quản SIDD,mô hình tổ chức cung cấp nước WSO, mô hình công ty cung cấp nước WSC, hiệphội người dùng nước WUA hoặc nhóm dùng nước WUG

Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã tiến hành cuộc cải cáchquản lý tưới trên diện rộng bao gồm 11 tỉnh và 6 khu tự trị. Sau đây báo cáotrình bày tóm tắt kết quả cũng như bài học kinh nghiệm ở một tỉnh điển hình :

     Tỉnh Quảng Đông

     Tỉnh Quảng Đông cótổng diện tích đất canh tác là 634.919 ha trong đó gồm 757 khu tưới có diệntích trên 667 ha và 65 khu tưới lớn có diện tích tưới thiết kế trên 2.000 ha.

     Việc thử nghiệm xâydựng  các WUA đã được tiến hành từ năm1998 trên nhiều quận huyện và thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông .

     Trong nghiên cứu nàytiêu chí lựa chọn khi thử nghiệm được quan tâm đầu tiên :

     - Đó phải là những khuđược chính quyền các cấp quan tâm, hiểu được tầm quan trọng và vai trò của WUAtừ đó họ tích cực ủng hộ  việc thành lậpcác tổ chức này.

     - Những vùng có nguồnnước đầy đủ, đảm bảo hệ số tưới cao, chất lượng nước đáp ứng nhu cầu tưới.

     - Các vùng có tổ chứcquần chúng tốt, người nông dân ủng hộ công tác cải cách và là vùng đã có ítnhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác huy động cộng đồng tham gia quản lýtưới.

     - Những nơi mà ngườidân có độ tin cậy cao và các công trình tưới tiêu trong các khu tưới.

     - Các khu tưới đã cómột số kinh nghiệm trong việc quản lý và thu chi thủy lợi phí.

     - Những nơi có đặcđiểm nguồn nước , loại hình công trình, quy mô khu tưới, điều kiện kinh tế xãhội và môi trường tương đối điển hình.

Từ 6 tiêu chí trên, việc thử nghiệm WUA làm công tác quản lýtưới tiêu và tự chủ về tài chính được thực hiện ở khu Chenggai thuộc hạtLiangshan. Đây là một trong những khu tưới lớn của tỉnh Quảng Đông lấy nước từsông Hoang Hà. Hai khu thử nghiệm được chọn để xây dựng mô hình là : 1 Khu Quanpu thuộc làng Guotang gồm 442 hộdân, 1827 người với 1867 ha đất canh tác. Nông nghiệp là nguồn thu nhập chínhcủa người dân trong khu vực này. Hệ thống thủy lợi trước khi thử nghiệm đượcđánh giá là rất kém, nguồn tưới là các trạm bơm cấp hai lấy nước từ  một hệ thống kênh chính. Việc đưa nước tớicác khu xa bằng ống nhựa là một loại hình tưới có chi phí cao, chất lượng kémvà thời gian tưới kéo dài. 2 Khu tưới vùng hồ Mahe thuộc thành phố Tenghou,quy mô tưới gồm 5 xã, 942 hộ và 3200 người. Tổng diện tích dùng nước là 2060ha. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới cho khu Mahe trước khi thử nghiệm xâydựng mô hình WUA là hai kênh nhánh cấp 3 và 4 đang trong tình trạng xuống cấpnghiêm trọng.

     Để thực hiện xây dựngmô hình thí điểm, ở mỗi khu tưới đã thành lập một nhóm chuyên trách. Nhóm nàycó trách nhiệm đánh giá một cách chi tiết tình trạng công trình : Kênh mương ,đường giao thông, rừng, đất trồng trọt nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các dự ánsửa chữa, nâng cấp. Ngoài ra nhóm này còn có trách nhiệm đo đạc, kiểm tra lạitoàn bộ diện tích canh tác trong khu tưới và phê chuẩn chính xác định mức sửdụng nước nhằm đưa ra một cơ sở phân phối nước mang tính khoa học và điều chỉnhcác khoản chi của người dùng nước cho phù hợp. Các bước xây dựng nâng cấp côngtrình đã được đẩy nhanh trong thời gian xây dựng thể chế hoạt động của các WUA.Đặc biệt trong hai mô hình thí điểm, khi tiến hành xác định giá nước WUA khôngchỉ tính chi phí  vận hành và bảo dưỡngcông trình , chi phí đại tu, chi phí khấu hao, chi phí dẫn nước , nợ vay trả màcả khả năng chi trả của người nông dân cũng được đưa ra cân nhắc do vậy giánước đã được ấn định vào từng thời điểm và nó được thực hiện đầy đủ theo từnggiai đoạn.

Kết quả của những biến đổi về xã hội và các lợi ích kinh tế, WUAđã được khẳng định bằng sự nhất trí tiếp nhận rộng rãi trong quần chúng nhândân. Việc xây dựng các WUA đã được khẳng định bằng sự nhất trí tiếp nhận rộngrãi trong quần chúng nhân dân. Việc xây dựng các WUA đã được khẳng định là cầnthiết, khả thi và cấp bách trong toàn tỉnh Quảng Đông.

Lãnh đạo các cấp của tỉnh Quảng Đông đã nhận định rằng việc cảicách hệ thống quản lý công trình tưới bằng biện pháp: Kết hợp kỹ năng quản lý củacác nhà chuyên môn với quản lý của cộng đồng; củng cố quản lý tổng thể nguồnnước , đặt trọng tâm của cuộc cải cách vào việc mở rộng quyền ra quyết địnhtrong việc phân phối nước, thu chi thủy lợi phí, quản lý công trình được coi làbiện pháp tích cực nhất. So với các hình thức đấu giá hay cho thuê công trìnhthủy lợi thì WUA  thì WUA hơn hẳn về tínhdân chủ, tính pháp lý, tính thị trường và ngoài ra WUA có thể còn thể hiện đượcsự phát triển bền vững trong công tác bảo vệ nguồn nước.

5. Nhật Bản:

Nhật Bản là một nước hải đảo hẹp, trải dài từ Bắc xuống Nam vớidiện tích tự nhiên 37,8 triệu ha. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì tổng dânsố của Nhật là 126,9 triệu người. Số người làm nông nghiệp là 3,89 triệu trongđó 1,87 triệu người lao động thuần nông. Bình quân diện tích hộ nông dân : 1ha/hộ. Thu nhập từ ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 1,9% GDP.

Diện tích đất nông nghiệp ở Nhật là 4,83 triệu 12,7%, trong đó: Diện tích trồng lúa 2,64 triệu ha chỉ trồng một vụ trong năm; cây màu, câycông nghiệp: 0,5 triệu ha; diện tích canh tác nhờ nước mưa : 2 triệu ha.

Mô hình quản lý công trình thủy lợi

Hệ thống quản lý các công trình thủy lợi được quy định cụ thể ởLuật cải tạo đất được ban hành năm 1949. Luật ra đời nhằm khuyến khích ngườidân đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp và quản lý cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Nội dung chủ yếu của Luật cải thiện đất gồm :

    + Kế hoạch phát triển nông nghiệpdài hạn

    + Dự án cải tạo đất xây dựng ,quản lý hệ thống thủy lợi , đường nông thôn, cải thiện thửa ruộng, cải tạo đất

    + Quy trình thực hiện dự án thủylợi

    + Quy trình thực hiện dự án cảitạo đất

    + Quản lý công trình

    + Điều phối lợi ích và quyền sửdụng đất

    + Thành lập, hoạt động quản lýcủa Hội dùng nước LID

    + Trao đổi và dồn điền đổi thửa

    + Trợ cấp của chính phủ

    + Giám sát

Hội dùng nước LID

    + LID được thành lập cho một hệthống tưới, theo ranh giới thủy lực của khu tưới, không theo ranh giới hànhchính.

    + Ở Nhật có tổng số : 6103 LID2004, tổng diện tích 2870.103 ha, tổng số thành viên 4080.103hộ.

    + Trong đó, 70% số LID đã đượcxây dựng trên cơ sở các tổ chức của cộng đồng quản lý các công trình thủy lợinhỏ hồ chứa, đập dâng từ trước năm 1949. Nhiều tổ chức dùng nước đã được thành lập từ 100-300 năm trước. Phần lớncác quy chế của các tổ chức của cộng đồng trước đây được duy trì trong mô hìnhLID.

Số lượng các LID phân theo diện tích

Diện tích

>500 ha

1000-5000 ha

500-1000 ha

300-500 ha

100-300 ha

< 100 ha

Tổng

Số LID %

71

576

564

562

1499

2826

6103

    + Các LID chủ yếu là 100-300 ha,cá biệt có LID quản lý tới 30.000 ha, có LID chỉ quản lý 50-100 ha.

    + Liên hiệp các tổ chức LID ở cáctỉnh, liên hiệp các tổ chức LID cấp quốc gia tạo điều kiện cho mạng lưới cácLID phối hợp hoạt động hiệu quả.

Chức năng hoạt động củaLID

    + Đề xuất dự án lên chính phủ

    + Vận hành quản lý hệ thống thủylợi sau khi xây dựng

    + Vay vốn từ các ngân hàng để xâydựng dự án và hoàn trả lại ngân hàng

Bên cạnh các LID, ở Nhật Bản cũng tồn tại một số mô hình tổ chứckhác của nông dân là các HTXNN không phụ thuộc vào các LID mà có mối quan hệvới LID, hỗ trợ hoạt động cho nhau. Các hộ nông dân vừa là thành viên của LIDvừa là thành viên của JA. Các chức năng chính của JA gần giống như HTXNN ở ViệtNam. Các chức năng hoạt động của HTXNN JA:

    + Thu mua sản phẩm nông nghiệp vàbán ra thị trường

    + Cung cấp các dịch vụ sản xuấtnông nghiệp như máy móc, phân bón và hàng tiêu dùng.

    + Cung cấp dịch vụ tín dụng vàbảo hiểm xã hội cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

    + Dịch vụ khuyến nông

Quản lý tài chính

Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đầu tư xây dựng công trình thủylợi để phát triển nông nghiệp . Suất đầu tư cho xây dựng đối với những hệ thốngtưới dao động trong khoảng từ 40.000-60.000 USD/ha.

Phần lớn kinh phí do chính phủ hỗ trợ, tuy nhiên người dân vẫnphải đóng góp một tỷ lệ nhất định ở từng cấp. Tỷ lệ phẩn bổ kinh phí cho xâydựng và nâng cấp công trình thủy lợi như sau :

Phân cấp

Dự án chính phủ

Dự án cấp tỉnh

Chính phủ

66,6

50

Tỉnh

17

25

Huyện, thị

6

10

LID nông dân

10,4

15

 Vận hành, quản lý và bảodưỡng công trình thủy lợi

    + Đối với hệ thống tưới lớn xâydựng bằng ngân sách Nhà nước, đầu mối và kênh chính được quản lý bởi Cơ quantài nguyên nước. Từ kênh cấp II đến nội đồng được quản lý bởi các Hội dùng nướcLID.

    + Đối với hệ thống vừa và nhỏđược quản lý bởi các LID. Các LID thực hiện việc vận hành và quản lý hệ thốngđầu mối tưới tiêu của khu vực mình phụ trách, phần còn lại bao gồm hệ thốngkênh cấp dưới được quản lý bởi các tổ dùng nước hoặc các thôn Muras. Như vậycác Mura là đơn vị quản lý tưới ở cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức quản lý tưới ở Nhật.

    + LID đảm nhiệm việc duy tu bảodưỡng các hệ thống tưới phụ trách diện tích từ 20 ha trở lên. Tuy nhiên LID chỉhỗ trợ các hạng mục chính như : Đập dâng, kênh chính và các cống lấy nước trênkênh chính bao gồm các công việc định kỳ như : Cắt cỏ trên bờ kênh, nạo vétlòng kênh và sơn các cánh cống. Phần bảo dưỡng kênh nhánh được giao cho các tổchức dùng nước hoặc các Muras. LID hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại chínhlà do người hưởng lợi tự đóng góp lên bằng tiền hoặc công lao động.

            Nhận xét

    + Chính phủ Nhật Bản ưu tiên, hỗtrợ cho sản xuất nông nghiệp  và pháttriển nông thôn. Chính phủ duy trì tài trợ cho việc xây dựng , nâng cấp côngtrình .

    + Hệ thống thể chế, chính sách ởNhật Bản hỗ trợ cho công tác quản lý nước là rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiệnthuận lợi cho người dùng nước tham gia xây dựng, quản lý công trình thủy lợi .

    + Cơ chế lập, xét duyệt dự án từcơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, với sự nhất trí của đại đa số ngườidân trên 80%. Người dân đóng góp kinh phí cho xây dựng công trình , khoảng10-15%.

    + Luật cải tạo đất của chính phủđảm bảo tính pháp lý cho việc xây dựng và hoạt động của các LID. Mô hình LID làmô hình quản lý tưới có sự tham gia của người dùng nước ra đời từ nhiều nămnay, hoạt động rất hiệu quả và bền vững.

    + Ở hệ thống quản lý này, ngườidùng nước tham gia vào tất cả các giai đoạn từ quy hoạch thiết kế, xây dựng đếnvận hành duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi.

    + Sự kết hợp giữa LID và JA làthuận lợi cho việc thu thủy lợi phí. Tỷ lệ thu thủy lợi phí cao 95-97%

    + Các tổ chức thủy nông cơ sở làMura và tổ dùng nước chính là vấn đề then chốt cho sự thành công của mỗi hoạtđộng dự án.

    + Liên hiệp các tổ chức LID ở cáctỉnh, liên hiệp các tổ chức LID cấp quốc gia tạo điều kiện cho mạng lưới cácLID phối hợp hoạt động hiệu quả.

Tin liên quan